Tẩy da chết là gì? Có mấy loại và cách sử dụng đúng như thế nào?

 Một làn da mịn màng, sạch bóng không tì vết là ước muốn của rất nhiều người hiện nay. Và để đạt được điều đó, bên cạnh các bước skincare thông thường thì việc tẩy da chết cũng vô cùng quan trọng. Công đoạn này mang đến nhiều lợi ích đối với làm đẹp và chăm sóc da. Vậy thực chất tẩy da chết là gì? Trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Tẩy da chết là gì?

Tẩy da chết hiểu đơn giản là biện pháp làm sạch da, loại bỏ lớp sừng hóa và các tế bào chết không còn khả năng tái tạo. Nhờ đó kích thích lớp biểu bì sản sinh tế bào mới, dưỡng da sáng mịn hơn.

Nếu các tế bào chết và lớp sừng hóa đó không được loại bỏ thì sẽ khiến da bị bí bách, bít tắc lỗ chân lông. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mụn phát triển, đặc biệt là mụn trứng cá ở vùng trán, vùng chữ T hay cằm.

Bên cạnh đó, nếu bỏ qua tẩy da chết dưỡng chất sẽ khó mà thẩm thấu hiệu quả. Đó cũng là một trong các nguyên nhân tại sao dù chị em chăm chỉ skincare nhưng chất lượng làn da vẫn không được cải thiện.

Công dụng cơ bản của tẩy da chết

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trên báo đài thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của bước tẩy da chết trong quá trình chăm sóc da đến. Đơn giản là vì nó có nhiều tác dụng đến làn da cũng như quá trình làm đẹp, cụ thể:

  • Làm thông thoáng lỗ chân lông: Bụi bẩn và tế bào chết tích tụ trên da lâu ngày không thể được làm sạch hoàn toàn chỉ bằng tẩy trang hay sữa rửa mặt. Thay vào đó, bạn cần tẩy da chết định kỳ để loại bỏ chúng, từ đó giúp làm sạch sâu, thông thoáng lỗ chân lông mà còn ngăn ngừa tối đa tình trạng mụn xuất hiện hoặc các vấn đề về da khác.
  • Hạn chế khuyết điểm: Khi lỗ chân lông được thông thoáng nhờ tẩy da chết đúng cách, bạn không chỉ có làn da sạch khỏe, mịn màng mà còn hạn chế rất nhiều các khuyết điểm. Ví dụ như ở da khô là các nếp nhăn, ở da dầu là tình trạng bóng dầu và lỗ chân lông to,…
  • Làm đều màu da: Khi lớp da chết bên ngoài bị loại bỏ, lớp tế bào mới sẽ có cơ hội xuất hiện, khỏe mạnh và mịn màng hơn. Đồng thời, công đoạn này này cũng kích thích lớp biểu bì sản sinh tế bào, thúc đẩy mô da phát triển. Từ đó, bạn sẽ thấy da mình trẻ trung và đều màu hơn, các vết thâm mụn hoặc tàn nhang cứng đầu cũng nhờ đó mà mờ đi trông thấy.
  • Cải thiện kết cấu da từ sâu bên trong: Bước qua tuổi 25, làn da của bạn sẽ mất dần khả năng tự phục hồi cũng như vẻ ngoài tươi trẻ vốn có. Quá trình đào thải chất độc hại và tế bào chết dưới lớp biểu bì cũng vì thế mà chậm lại. Vậy nên, việc tẩy da chết sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da tự nhiên, từ đó kích thích tổng hợp collagen để cải thiện kết cấu da từ bên trong, duy trì làn da tươi trẻ và hạn chế nếp nhăn xuất hiện do lão hóa.
  • Kích thích lưu thông máu: Khi sử dụng các dòng tẩy tế bào chết vật lý kể trên, bạn bắt buộc phải massage hoặc chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ hiệu quả lớp da chết bên ngoài. Hoạt động xoa nhẹ này đồng thời cũng kích thích lưu thông máu dưới da, bổ sung oxy nuôi dưỡng lớp da mới. Nhờ đó, chị em sẽ thấy da mình trở nên hồng hào, rạng rỡ hơn và hạn chế tối đa tình trạng chảy xệ do lão hóa.
  • Làm sáng da tự nhiên: Các lớp tế bào chết và lớp sừng tích tụ là một trong những nguyên nhân khiến da bạn trông xỉn màu, thô ráp và lỗ chân lông to gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, tác dụng của tẩy da chết cũng giúp làm sáng da từ sâu bên trong nhờ khả năng làm mờ thâm mụn, kích thích cơ thể sản sinh collagen và tạo điều kiện cho tế bào da mới phát triển.Tăng cường hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da khác: Trong các quy trình skincare cơ bản, tẩy da chết luôn là bước đầu cần làm. Bởi nó giúp loại bỏ tế bào chết, lớp sừng hóa –  rào cản lớn nhất giữa da và các sản phẩm chăm sóc khác. Nhờ vậy, các sản phẩm chăm sóc da tiếp theo như toner, serum hay kem dưỡng dễ dàng thẩm thấu và hấp thụ, từ đó tăng cường tối đa hiệu quả sử dụng.
  • Chi tiết xem tại: https://bit.ly/tay-da-chet-tot-nhat

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sữa dưỡng là gì? Tổng hợp những điều nên biết về sữa dưỡng

Son thỏi: Công dụng đa năng và cách chọn màu dựa theo tone da cực đỉnh

Kem dưỡng là gì? Có mấy loại? Công dụng và cách dùng hiệu quả